Nhãn hàng Sâm Alipas hân hạnh đồng hành cùng Chương trình!
#Hát cho trăm năm son sử vàng cũng biết môi thơm.
♫Hát cho dân tôi nghe tiếng hát tung cờ ngày nào/ Hát cho đêm thiên thu lửa cháy bên trại giặc thù/ Hát âm u trong đêm muôn cánh tay đang dậy lên
Hát cho anh công nhân xiềng xích như mây tan hoang/ Hát cho anh nông dân bỏ cày theo tiếng loa vang
Ngày nào thênh thang dân đứng lên phá xiềng nô lệ/ Ngày nào hiên ngang ta cùng nhau đứng chung đồng bào
Dành lại dòng sông này cho lúa chín khắp đồng xanh/ Dành lại thành-phố đó bàn tay nâng cao hòa-bình
Ngày nào loa vang dân xóm thôn cũng vừa lên đường/ Đời không yên vui nên rừng hoang cũng quen người rồi
Còn lại dòng sông này cho máu thắm khắp đồng xanh/ Còn lại thành phố đó Việt Nam nâng cao hòa bình
Hát cho sông không sâu cho tiếng kêu đò thật gần/ Hát cho đêm qua lâu cô lái đưa người vào bờ
Hát sâu trong xa xưa tiếng hát Trưng Vương hồng thơm/ Hát vang danh Lam-Sơn người cũng như mây lên non
Hát cho trăm năm son sử vàng cũng biết môi thơm.♪
Từ những năm 1967 – 1970, phong trào văn hóa – văn nghệ của học sinh, sinh viên tại Sài Gòn và các đô thị miền Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang tầm vóc lớn và có ảnh hưởng, tác động đến nhiều mặt đời sống chính trị-văn hoá-xã hội trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ ở Sài Gòn thời đó. Thông qua các phòng trào văn hoá-văn nghệ của sinh viên, đã tập hợp được đông đảo lực lượng yêu nước, phản đối chiến tranh, kêu gọi giữ gìn bản sắc văn hoá nước nhà và hoà bình cho dân tộc… tạo nên một làn sóng “khuấy động” cả Sài Gòn và các đô thị miền Nam. Từ phong trào này, dần dần không chỉ có văn nghệ ca hát, múa, kịch trên sân khấu hay trong cộng đồng những người tham gia đấu tranh, mà còn lôi kéo, kết nối với các lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật khác như thơ, truyện, họa, báo chí… tạo nên một cao trào đấu tranh “hợp pháp” và “nửa hợp pháp” ngay giữa lòng Sài Gòn và các đô thị miền Nam.
Không khí đấu tranh của sinh viên và giới trẻ càng trở nên sôi động khi xuất hiện những ca khúc nổi tiếng với những ca từ thúc giục, khích lệ tinh thần tuổi trẻ: “Dậy mà đi! dậy mà đi!/Ai chiến thắng không hề chiến bại/Ai nên khôn không khốn một lần… Đừng tiếc nữa can chi mà khóc mãi/Dậy mà đi núi sông đang chờ… Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi” (“Dậy mà đi” của Nguyễn Xuân Tân). Hay: “Ngày nào thênh thang dân đứng lên phá xiềng nô lệ/Ngày nao hiên ngang ta cùng nhau đứng chung đồng bào/Dành lại dòng sông này cho lúa chín khắp đồng xanh/Dành lại thành phố đó Việt Nam nâng cao hòa bình…” (“Hát cho dân tôi nghe” của Tôn Thất Lập)… Những bài hát này như những ngọn lửa thổi bùng lên mạnh mẽ tinh thần và tấm lòng yêu nước của phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn và đô thị miền Nam từ những 1966 – 1970, và kéo dài trong nhiều năm sau đó với mục tiêu hướng tới là giành độc lập – tự do cho dân tộc.
Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” trong lòng Sài Gòn và các đô thị miền Nam những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là sự biểu hiện rực rỡ cao độ của tinh thần yêu nước, chí khí bất khuất của con người Việt Nam; như ngọn lửa thiêng của lòng yêu nước, của tuổi trẻ luôn sẵn sàng trong khí thế sức trẻ vùng lên. Để rồi từ đó tạo nên một sự lan toả rộng lớn trong đông đảo nhân nhân dân các đô thị miền Nam, vùng lên cùng với các lực lượng Cách mạng làm nên chiến thắng – đạt tới đỉnh cao chói lọi: Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc./.
Để xem thêm thông tin, các bài báo và ảnh hậu trường (Hà Trần, Hà My, Hoàng Quyên, Âu Bảo Ngân, …) liên quan tới chương trình hãy truy cập website và fanpage của chương trình Giai điệu Tự hào:
Nguồn: https://financebiz.org
Xem thêm bài viết khác: https://financebiz.org/van-hoa/
Xem thêm Bài Viết:
- Cảm Ơn – Phương Anh (Guitar Cover)
- Hướng Dẫn cắm Hoa Nghệ Thuật chỉ với 1 Hoa Hướng Dương
- Hướng dẫn cắm Hoa Trang Trí với Hoa Cúc Vàng đầy nghệ thuật
- [GIAO LƯU VĂN HÓA MỸ – J1 (GLVH)] Chia sẻ cùng em Bảo Khánh – cựu du học sinh GLVH Mỹ 2018
- Ly kỳ Trưởng phòng Giáo dục tốt nghiệp đại học trước, học bổ túc phổ thông sau
Giọng Âu Bảo Ngân rất hay
Bản phối hay quá… ❤
có ai có beat hk a. bán cũng được
Làm sao để mua được beat bài này ạ?
nghe mà sôi máu, muốn xúc mấy thằng Hàn xẻng dám loạn ngôn ca ngợi lính nó tham chiến ở Việt Nam
bản phối và ca sĩ dở nhất mình từng nghe, mất đi vẻ hào hùng của tác phẩm…
Trước đây mình nghe nghệ sỹ Quang Lý hát bài này. Nghe hay hơn 2 bạn trẻ này hát, có thể do giọng của nghệ sỹ Quang Lý cao hơn nên nghe hào hùng hơn
Một màn dàn dựng quá đỉnh với hòa âm 2 thế hệ, kết hợp giữa đơn điệu mộc mạc và công phu / kỹ thuật. Quá tuyệt vời. Dàn dựng rất hùng tráng. Đây là 1 trong những bài hát cách mạng hay nhất trong phong trào Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe trong kháng chiến chống Mỹ, đến nỗi nhiều người nhầm lẫn gọi là 'phong trào Hát Cho Dân Tôi Nghe'.
Nghe mà rực lửa trong người . Hay quá!
tiếc là biên đạo múa hơi kém =.=' sắp xếp cho 1 đàn quay mông vào bác Tiến ?
hay wa' ạ
Sơn Hải hát rất hay
hay quá mình rất thích chương trình này. mỗi khi nghe nhưng ca khúc như thế này mình thấy yêu Tổ quốc mình quá!
Hát cho dân tôi nghe tiếng hát tung cờ ngày nào
Hát cho đêm thiên thu lửa cháy bên trại giặc thù
Hát âm u trong đêm muôn cánh tay đang dậy lên
Hát cho anh công nhân xiềng xích như mây tan hoang
Hát cho anh nông dân bỏ cày theo tiếng loa vang
Ngày nào thênh thang dân đứng lên phá xiềng nô lệ
Ngày nào hiên ngang ta cùng nhau đứng chung đồng bào
Dành lại dòng sông này cho lúa chín khắp đồng xanh
Dành lại thành-phố đó bàn tay nâng cao hòa-bình
Ngày nào loa vang dân xóm thôn cũng vừa lên đường
Đời không yên vui nên rừng hoang cũng quen người rồi
Còn lại dòng sông này cho máu thắm khắp đồng xanh
Còn lại thành phố đó Việt-Nam nâng cao hòa-bình
Hát cho sông không sâu cho tiếng kêu đò thật gần
Hát cho đêm qua lâu cô lái đưa người vào bờ
Hát sâu trong xa xưa tiếng hát Trưng Vương hồng thơm
Hát vang danh Lam-Sơn người cũng như mây lên non
Hát cho trăm năm son sử vàng cũng biết môi thơm.
mình thích giai diệu tự hào tháng 8 hơn, tháng này nhiều bài mình không thích, có bài thích thì lại không thích người hát.
2 bạn trẻ hát hay quá
Ngày nào thênh thang dân đứng lên phá xiềng nô lệ
Ngày nào hiên ngang ta cùng nhau đứng chung đồng bào
Dành lại dòng sông này cho lúa chín khắp đồng xanh
Dành lại thành phố đó bàn tay nâng cao hòa bình
Ngày nào loa vang dân xóm thôn cũng vừa lên đường
Ðời không yên vui nên rừng hoang cũng quen người rồi
Còn lại dòng sông này cho máu thắm khắp đồng xanh
Còn lại thành phố đó Việt Nam nâng cao hòa bình
Tất cả vi hòa bình thống nhất đất nước….
Các ca khúc thời này chỉ có để cho các ca sĩ quân đội trình diễn thôi. Các diva mà hát thì chỉ làm hỏng. Từ Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Quỳnh Hương, Trần Thu Hà … cũng như nhau. Họ sáng tạo theo ý mình, làm tụt hứng những khán giả ruột của các ca khúc "truyền thống". Còn khán giả trẻ thì họ không trải nghiệm, không thể thấy hay như những khán giả lớn tuổi. Đằng nào họ cũng vote ít thôi.
Hay quá chị ơi!!! Âu Bảo Ngân!
Âu Bảo Ngân hát còn nghe được chứ bạn ca sĩ nam Sơn Hải hát gì mà nghe như hát tình ca.